Tin tức & sự kiện

Ứng dụng những tiến bộ công nghệ để “lên đời” cho cá tra

Thứ 3, 13/01/2015, 14:48 GMT+7

Lâu nay, con cá tra được mệnh danh là “con cá vàng tỷ đô” của đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong khoảng 1,8 tỷ USD từ xuất khẩu của cá tra, phần lớn là từ xuất thô, dạng fillet đông lạnh. Cũng lúc này, đã có những doanh nghiệp (DN) tiên phong như Tập đoàn Sao Mai, trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, chế biến sâu, da dạng hóa sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng cho con cá tra.

 Tỷ lệ xuất thô còn cao

Sau một thời gian phát triển “nóng”, ngành cá tra bộc lộ nhiều bất cập, từ khâu quản lý, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu. Diện tích nuôi, sản lượng giảm, mất cân đối cung-cầu, cạnh tranh thiếu lành mạnh, giá không ổn định…đã ảnh hưởng đến uy tín, giá trị vượt trội của con cá chủ lực, lợi thế của thủy sản Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, nhìn thấy những bất cập trên, Nghị định 36 ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng, làm căn cứ quản lý sản phẩm cá tra theo chuỗi giá trị, từ đầu vào đến quy trình nuôi, thu mua, chế biến, xuất khẩu, với kỳ vọng sẽ giúp ngành cá tra phát triển, đi vào quỹ đạo ổn định.

ranee

Trong một thời gian dài cá Tra chủ yếu được chế biến dưới dạng phi lê

Tuy nhiên, cũng như nhiều nông sản khác của Việt Nam, cá tra xuất đi hàng trăm quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng chủ yếu dưới dạng xuất thô. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius), trên 80% sản phẩm cá tra xuất khẩu là dạng fillet, 10% sản phẩm nguyên con cắt khúc, cắt khoanh, chưa đến 5% sản phẩm giá trị gia tăng từ con cá với sản phẩm dầu cá, bột cá, collagen.

Ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký VN Pangasius cho biết, thực tế trên cho thấy trình độ chế biến của các doanh nghiệp chưa cao. Rất ít DN đầu tư để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ cá tra, trong khi sản phẩm cá tra fillet dễ bán, và có thể bán với khối lượng lớn. Theo các chuyên gia, đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm cung cấp ra thị trường sản lượng mỡ cá tra không dưới 140.000 tấn, nhưng phần lớn sản xuất dầu biodiesel và xuất khẩu thô ra nước ngoài với giá rẻ mạt. Trong khi đó, Việt Nam đang chi hàng tỷ USD mỗi năm để nhập nguyên liệu dầu thực vật làm dầu ăn và nhu cầu này ngày càng gia tăng.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) từng khuyến cáo, giá cá tra xuất khẩu phải ở mức tối thiểu 3 USD/kg thì mới bảo đảm các bên có lãi. Nhưng do giành giật khách hàng, nhiều DN đã chào giá chỉ 1,8 - 2,3 USD/kg. Sản phẩm chủ yếu là fillet đông lạnh. Cùng đó, xuất khẩu cá tra nguyên con (giá chỉ khoảng 1USD/kg), cá tra bỏ đầu và nội tạng (1,5-1,6 USD/kg) khá phổ biến. Các DN xuất khẩu cạnh tranh bằng cách hạ chất lượng sản phẩm, khiến nhà nhập khẩu lấy cơ hội này để ép giá DN Việt Nam; các DN lại ép vùng nguyên liệu và trong đó có cả bà con nông dân.

Đầu tư hàm lượng khoa học công nghệ cao!

Trong quá trình tái cơ cấu ngành hàng thủy sản, lúc này là thời điểm hợp lý để đầu tư vào chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và ai đi trước, có khả năng tiếp cận trước sẽ giành được cơ hội lớn. Nắm bắt được xu thế này, một số DN ngành cá tra bước đầu đã đầu tư vào công đoạn chế biến sâu, tạo ra sản phẩm giá trị cao như dầu ăn, collagen, gelatin…

Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT, Kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai An Giang cho biết: “Tôi đi Đông, đi Tây mới thấy, thời gian qua sản xuất nông nghiệp nước ta quá lãng phí, làm ra hạt lúa chủ yếu để lấy gạo mà quên mất giá trị từ phụ phẩm như trấu, cám rơm, rạ. Tương tự, làm ra con cá tra chỉ lấy 30% thịt phi lê xuất khẩu, phần còn lại gọi là thứ phế phẩm làm thức ăn gia súc, phần dầu Cá bổ dưỡng thì được bán ra nước ngoài với giá thấp tẹt, không xứng đáng với giá trị thật của nó”.

ranee

Ông Lê Thanh Thuấn (bên trái), Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Sao Mai tại một Hội nghị về đầu tư. 

Sau nhiều năm trăn trở, cất công tìm kiếm, để rồi cuối cùng Chủ tịch Thuấn cũng tiếp cận được với một đề tài nghiên cứu khoa học quí giá của Viện dinh dưỡng Quốc Gia (Bộ Y tế) về những lợi ích tuyệt vời từ mỡ cá tra. Đề tài này như tiếp thêm sức mạnh, thôi thúc ông làm bằng được dự án tinh luyện mỡ cá tra thành dầu ăn, có tên gọi là "Dầu cá cao cấp Ranee " đưa vào bếp ăn của mỗi gia đình lần đầu tiên trên thế giới mà ông đã ấp ủ.

ranee

Năm 2010, mặc dù cuộc khủng hoảng KT toàn cầu còn đang nhiều ẩn trắc, nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia IDI (thuộc Tập đoàn Sao Mai) đã khởi công xây dựng nhà máy tinh luyện dầu cá 200 tấn/ngày ( tại KCN Vàm Cống -Lấp vò -Đồng tháp). Với tổng mức đầu tư trên 500 tỉ đồng .Giữa năm 2013, nhà máy đi vào sản xuất thử nghiệm và đầu tháng 10/2014, sản phẩm dầu cá nhãn hiệu Ranee chính thức có mặt trên thị trường.

Theo ông Thuấn, công ngệ tinh luyện dầu cá là công nghệ hiện đại, tự động hóa hóa hoàn toàn nhập khẩu từ Châu Âu cho ra đời Sản phẩm dầu cá cao cấp Ranee. Sản phẩm cũng đã được các cơ quan chức năng cấp chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm và được Viện dinh dưỡng quốc gia khuyên dùng.

Dầu cá cao cấp Ranee tinh luyện từ mỡ cá tra có nhiều dưỡng chất rất quý tự nhiên, rất có lợi cho sức khỏe như: Omega 3, 6, 9, và các Vitamin A, E . . .. Dầu cá cao cấp Ranee có ưu thế vượt trội về chất lượng  so với dầu cá được khai thác từ cá biển. Mặt khác, dầu cá cao cấp Ranee có thể truy suất nguồn gốc một cách rõ ràng. Cá tra được Tập đoàn Sao Mai nuôi theo một quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ con giống, thức ăn, vùng nuôi, được các nước tiên tiến trên thế giới kiểm tra rất khắt khe về VSATTP, nên dầu cá cao cấp Ranee cũng là sản phẩm song sinh được "Hưởng lây" về kiểm soát chất lượng.

Thực tế, mới có mặt trên thị trường chỉ vài tháng, dầu cá cao cấp Ranee đã được người tiêu dùng đón nhận thân thiện “Nhiều đơn vị, nhà phân phối trong và ngoài nước cũng đã chủ động liên hệ với chúng tôi để nhận phân phối sản phẩm, ký kết hợp tác lâu dài. Với những tín hiệu rất tốt ngay từ phút ban đầu, chúng tôi tin rằng không bao lâu sau sản phẩm dầu cá cao cấp Ranee sẽ  không thể thiếu trong bếp ăn của mỗi gia đình”- ông Thuấn nói.

Trước “sức nóng” của thị trường về sản phẩm dầu ăn Ranee, để đảm bảo nguồn cung trong thời gian tới, Tập đoàn Sao Mai đã quyết định đầu tư sớm hơn dây chuyền tinh luyện dầu cá cao cấp thứ hai, công suất tương đương nhà máy hiện có. “Khi dây chuyền thứ 2 của chúng tôi đi vào hoạt động thì ,gần như 100% nguyên liệu mỡ cá tra của vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể được tinh chế hết thành sản phẩm dầu cá cao cấp Ranee. Toàn bộ quy trình khép kín từ nuôi trồng-chế biến sản phẩm cá tra không bỏ đi một thứ gì, sẽ làm thay đổi cục diện và sẽ định vị lại con cá Tra lên một đẳng cấp mới”- ông Thuấn nói.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Vũ Văn Tám sau khi thăm nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Ranee đã đánh giá cao những bước đi “trúng” và tiên phong của Tập đoàn Sao Mai. Thứ trưởng Tám cho rằng, Tập đoàn Sao Mai là một trong những đơn vị đóng góp lớn trong việc nâng cao chuỗi giá trị cho con cá tra, khẳng định đây là một hướng đi đột phá mà cả ngành nông nghiệp cần phải suy gẫm trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

Khi nhà máy thứ 2 của chúng tôi đi vào hoạt động, gần như 100% nguyên liệu mỡ cá tra của vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể được tinh chế thành sản phẩm giá trị gia tăng dấu cá cao cấp Ranee. Toàn bộ quy trình khép kín từ nuôi trồng-chế biến sản phẩm cá tra không bỏ đi một thứ gì, sẽ làm thay đổi cục diện và vị thế cho chuỗi sản xuất con cá tra lên một đẳng cấp mới”- Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch Tập đoàn Sao Mai cho biết. 

 

Ý kiến bạn đọc