Phát biểu sau buổi tham quan nhà máy tinh luyện dầu cá của Tập đoàn Sao Mai tại KCN Vàm Cống, tỉnh Đồng Tháp vào cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Vũ Văn Tám đã đánh giá rất cao đóng góp của Tập đoàn Sao Mai tro nâng cao chuỗi giá trị cho con cá tra và khẳng định đây là một hướng đi đột phá mà cả ngành nông nghiệp cần phải suy ngẫm trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Sản phẩm phụ chưa được khai thác hợp lý
Trao đổi với PSG.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt bên lề một cuộc hội thảo quốc tế về lúa gạo, TS Dư cũng rất đồng tình với ý kiến là thời gian qua sản xuất nông nghiệp của nước ta chỉ chăm bẫm vào sản phẩm chính mà quên mất sản phẩm phụ. Cụ thể khu vực ĐBSCL hàng năm có trên 17,5 triệu tấn rơm rạ được thải ra nhưng chỉ có một lượng rất ít được tận dụng là nấm rơm, phần lớn còn lại được nông dân đốt ngay trên đồng. Cách làm này không chỉ lãng phí mà còn làm phát sinh khí thải trong sản xuất. Nếu tất cả lượng rơm rạ được tận thu đưa vào sản xuất nấm rơm, nấm bào ngư, vật liệu xây dựng…thì mỗi năm chúng ta kiếm thêm hàng tỷ đô la từ những thứ tưởng như bỏ đi này, ông Dư nói.
TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, cũng cho rằng: thời gian qua chúng ta chưa biết khai thác các sản phẩm phụ trong sản xuất. Bà nêu ví dụ: nếu ở nước ta khi thu hoạch trái mít thì chỉ lấy phần nạc múi để ăn, các phần khác thì vứt vào sọt rác. Trong khi ở Malaysia khi thu hoạch trái mít, người ta lấy cả múi và hạt để ăn tươi và chế biến đóng hộp, phần sơ mít, võ trái chế biến thức ăn gia súc, phân vi sinh và thân cây thì làm ván ép, nói chung là họ không bỏ thứ gì. Chính nhờ khai thác hết công dụng của sản phẩm như thế mà giá trị kinh tế mang lại cho chuỗi sản xuất rất cao.
PGS. TS Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ chia sẻ: một trong số chuyến đi công tác nước ngoài mà ông ấn tượng nhất là thăm Israel. Israel có diện tích rất nhỏ, chỉ tương đương một tỉnh của Việt Nam và có đến 60% đất sa mạc khô cằn. Tuy vậy, Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3 tỷ USD nông sản. Trong đó, Arava - một trong những nơi khô cằn nhất thế giới - lại chiếm tới trên 60% rau và 10% hoa xuất khẩu của Israel. Để có thể làm được điều đó, là nhờ Israel đã có giải pháp tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên nước, gần 70% nước thải sinh hoạt được thu gom lại để xử lý và phân phối theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp cho cây trồng.
Các nhà khoa học nhìn nhận sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong thời gian qua còn rất lãng phí về tài nguyên và chưa biết khai thác đúng mức các sản phẩm phụ để gia tăng giá trị cho chuỗi sản xuất.
Tiên phong biến phụ phẩm thành chính phẩm
“Đi Đông, đi Tây rồi mới thấy thời gian qua sản xuất nông nghiệp nước ta quá lãng phí, làm ra hạt lúa chủ yếu để lấy gạo mà quên mất giá trị từ phụ phẩm như trấu, cám rơm, rạ. Tương tự, làm ra con cá tra chỉ lấy 30% thịt phi lê xuất khẩu, phần còn lại thì cho vào thứ phế phẩm làm thức ăn gia súc, giá trị chẳng là bao. Làm thế nào để có thể nâng cao giá trị các phụ phẩm được xem là thứ bỏ đi để nâng cao chuỗi giá trị, là trăn trở thôi thúc doanh nhân Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai cất công nhiều năm nghiên cứu, tìm kiếm thông tin liên quan và cuối cùng ông tiếp cận được với một đề tài nghiên cứu khoa học từ Viện dinh dưỡng Quốc Gia, Bộ Y Tế về công dụng tuyệt vời của mỡ cá Tra đối với sức khỏe con người . Đề tài này như tiếp thêm sức mạnh thôi thúc ông làm cho bằng được dự án tinh luyện mỡ cá tra thành dầu ăn đưa vào bếp ăn gia đình đầu tiên trên thế giới mà ông đã ấp ủ. Năm 2005 Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng đa quốc gia IDI, thành viên của Tập đoàn Sao Mai đã khởi công nhà máy tinh luyện dầu cá 300 tấn/ngày tại KCN Vàm Cống. Giữa năm 2013 nhà máy đi vào sản xuất thử nghiệm và đầu tháng 10/2014, sản phẩm dầu cá cao cấp ,nhãn hiệu Ranee chính thức có mặt trên thị trường. với tên đầy đủ là dầu cá cao cấp Ranee.
Lâu nay, acid béo Omega 3 EPA, DHA chủ yếu được khai thác từ một số loài cá biển sống ở vùng nước lạnh như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi… Tuy biển cả chiếm ba phần tư bề mặt trái đất nhưng trữ lượng của loại dưỡng chất thiết yếu này chỉ đủ để dùng trong ngành dược và thực phẩm chức năng. Mặt khác, trong cá biển có chứa một số thành phần kim loại nặng độc hại như thủy ngân nên việc chiết xuất EPA, DHA cũng phải có công nghệ phù hợp, đảm bảo an toàn. Bởi vậy, tất cả sản phẩm dầu cá nhập khẩu vào Việt Nam dù đã được cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng, nhưng luôn được khuyến cáo chỉ sử dụng với liều lượng nhất định.
Với dầu cá Ranee tinh luyện từ mỡ cá tra do Tập đoàn Sao Mai sản xuất cũng có nhiều các dưỡng chất tự nhiên,rất quí cho sức khỏe như Omega 3, 6, 9, Vitamin A , E, D . . . có những ưu thế về chất lượng vượt trội so với dầu cá được khai thác từ cá biển. Có thể nói dầu cá tinh luyện từ mỡ cá nhãn hiệu Ranee đã được truy suất nguồn gốc một các rõ ràng vì cá được nuôi theo một quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ con giống, thức ăn, vùng nuôi nên rất an toàn VSTP , không có thành phần kim loại nặng như cá biển. Công nghệ tinh luyện dầu cá là công nghệ hiện đại, tự động hóa hóa hoàn toàn nhập khẩu 100% từ Châu Âu do Tập đoàn Desmet (Bỉ ) cung cấp. Sản phẩm dầu cá Ranee cũng đã được các cơ quan chức năng cấp chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm và được Viện dinh dưỡng quốc gia khuyên dùng.
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính Trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Nếu cơ thể thiếu vitamine A, trẻ có thể bị quáng gà, thậm chí mù lòa. Phụ nữ thiếu vitamine D có thể gây loãng xương. Đối với omega 3 và omega 6 là những loại acid béo có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ... trước đây để cung cấp các dưỡng chất này bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân uống bổ sung. Tuy nhiên, về mặt khoa học hay thói quen tự nhiên thì việc ăn uống để bổ sung chất dinh dưỡng phòng bệnh sẽ tốt hơn rất nhiều so với uống các loại dược phẩm. Dầu cá Ranee có mặt trên thị trường có đầy đủ các thành phần vitamine A, vitamine D, acid béo omega 3,6,9 sẽ là nguồn dinh dưỡng quí giá cho sức khỏe và dễ dàng sử dụng , bằng cách chiên xào bình thường trong bếp ăn của gia đinh như những dầu ăn khác mà mọi nhà đang sử dụng.
Phát biểu tại buổi lễ công bố sản phẩm dầu cá cao cấp Ranee, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia Lê Danh Tuyên đánh giá rất cao sản phẩm này và nhận định với những tính năng vượt trội của nó trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quí giá cho con người, tương lai của sản phẩm này không chỉ được sử dụng rộng rãi trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới mang ngoại tệ cho đất nước.
Ông Thuấn Chủ tịch Tập đoàn Sao Mai cho biết tin vui: Chỉ sau hơn 2 tháng góp mặt trên thị trường, dầu cá cao cấp Ranee đã được hàng triệu người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt. Nhiều đơn vị, nhà phân phối trong và ngoài nước cũng đã chủ động liên hệ với công ty để nhận phân phối sản phẩm, ký kết hợp tác lâu dài. Với những tín hiệu rất tốt ngay từ phút ban đầu, chúng tôi tin rằng không bao lâu sau sản phẩm dầu Ranee sẽ không thể thiếu trong bếp ăn của mỗi gia đình. "Nhằm để đảm bảo nguồn cung trong thời gian tới, Tập đoàn Sao Mai quyết định đầu tư sớm hơn dây chuyền tinh luyện dầu cá thứ hai, công suất tương đương nhà máy hiện có. Khi dây chuyền thứ hai này đi vào hoạt động thì 100% nguyên liệu mỡ cá tra của vùng ĐBSCL sẽ được tinh chế hết thành sản phẩm giá trị gia tăng dầu cá cao cấp Ranee .Toàn bộ quy trình khép kín từ nuôi trồng-chế biến sản phẩm cá Tra của tập đoàn Sao mai , sẽ định vị lại loài thủy sản độc tôn của vùng châu thổ Mekong này ở một đẳng cấp mới ". ông Thuấn chia sẻ.
Phát biểu trong một hội nghị về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại vùng ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã lưu ý các địa phương: “không phải chuyển sang trồng cây khác, nuôi con khác là đã xem là chuyển đổi được cơ cấu sản xuất. Mục tiêu cuối cùng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất chính là nâng cao hiệu quả về kinh tế cải thiện thu nhập cho nông dân góp phần phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội, cải thiện môi trường sản xuất”.
Do vậy, việc đầu tư chế biến chuyên sâu với hàm lượng khoa học công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao chuỗi giá trị cho ngành hàng nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người tham gia chuỗi sản sản xuất mà Tập đoàn Sao Mai đi tiên phong là hướng đi đột phá mới mẽ trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Trãi qua gần 18 năm hình thành và phát triển , với hành trang của xuất phát điểm chưa đầy 1 tỷ đồng nhưng giờ đây ,Tập đoàn Sao Mai (mã chứng khoán ASM) đã là một doanh nghiệp hùng mạnh với 10 công ty thành viên, vốn chủ sở hữu trên 2.800 tỉ đồng, tổng tài sản trên 10.000 tỷ đồng giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động. Năm 2012 Tập đoàn Sao Mai được công nhận là doanh nghiệp xếp thứ 19 trong 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam và trong TOP 3 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cá nhân Chủ tịch HĐQT Lê Thanh Thuấn được nhận giải thưởng danh giá “Vinh quang Việt Nam” , danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu và nhiều phần thưởng cao quý khác.
|